ĐƯỜNG VỀ ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ

ĐƯỜNG VỀ ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ
      Yên Tử vốn được gọi như ” Đất tổ của phật giáo Việt Nam”. Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng,Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Cách Hà Nội khoảng 130 km, khu di tích vầ danh thắng Yên Tử hàng năm vẫn thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan, lễ Phật.




Núi Yên Tử cao 1.068 m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều, vùng đông bắc Việt Nam, nằm ở ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6.000 m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng nghìn bậc đá, đường rừng núi... Tuy hai tuyến cáp treo đã đi vào sử dụng, phục vụ du khách tham quan và đi lễ chùa, nhiều người vẫn muốn thử thách mình bằng hành trình leo bộ. 
I.  Điểm tham quan ở Yên Tử
- Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử
Đền bên ngoài
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
- Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
Suối giải oan

Cầu giải oan
- Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
- Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
Chùa
- Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ở đây có khe nước uống rất mát.

Chùa 1 mái
- Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn
- Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ
- An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.

- Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất đỉnh núi


Đỉnh

Bên ngoài chùa

 
Chùa Đồng

Chuông

II. Đường đến Yên Tử:
      Muốn đến Yên Tử, bạn có thể lên bất cứ xe khách nào từ Hà Nội về Quảng Ninh ( Tất nhiên trừ những xe lại đi qua đường Hải phòng. Nếu đi từ Hải Phòng bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi đi tiếp đến Uông Bí, khi đến gã 3 gặp đường 18 thì rẽ trái khoảng 2 km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử). Đến Uông Bí, bạn báo lái xe cho mình xuống Dốc đỏ hoặc xuống chùa Trình Yên Tử hoặc Ban quản lý di tích Yên Tử (cùng một chỗ). Đến đó có rất nhiều xe taxi hoặc xe ôm, bạn hãy báo họ cho mình vào Yên Tử ( Khoảng cách từ đó vào đến chân núi gần 12 km). Xe ôm rẻ nhất cũng phải 50.000đ còn taxi thì khoảng 120.000đ.
      Riêng mùa lễ hội từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch có xe buýt ( Nhưng rất đông và chen chúc). Đến bãi đỗ xe dưới chân Yên Tử nếu không muốn đi bộ tới ga Cáp treo thì bạn có thể đi xe điện, Giá 10.000/ người. Còn nếu bạn đi bộ cũng không xa lắm chỉ khoảng 500m
III. Chinh Phục YênTử:
A. Nếu bạn leo bộ:
      Tính từ bãi đỗ xe dưới chân núi hành trình leo bộ của bạn như sau: Từ bãi đỗ xe bạn đi thẳng khoảng 300 m bạn sẽ đến suối Giải Oan, con suối linh thiêng tại Yên Tử,  nơi xưa kia hàng trăm cung tần mỹ nữ đã trẫm mình tại đây tỏ lòng trung với Vua Trần Nhân Tông khi ngài lên Yên Tử tu hành. Đến suối, ở bên trái có một Đàn Tràng( theo cách gọi của những người dân nơi đây), bạn nhớ thắp nén hương cho Các Cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi lên Chùa Giải Oan. Sau khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi. Bạn nhớ tránh những rễ Tùng xù xì  dọc đường để góp phần bảo tồn hàng Tùng cổ nhé. Tiếp tục leo dốc lên đến Tháp tổ. Tháp Tổ là tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, nơi đây chân giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu có thời gian bạn nên thắp cho mỗi ngôi tháp 1 nén hương . Sau đó bạn tiếp tục qua dốc Dây Diều đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo. Lưu ý bạn nên dành thời gian về phía sau của chùa, là nhà thờ tổ để thắp hương 3 vị tam tổ Trúc Lâm là : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Tiếp tục hành trình về hướng tay phải bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Tiếp theo bạn đi theo đường chính khoảng vài chục m thì có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn hãy dùng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh ( một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan trường sinh bất lão rồi hóa đá.). Ngay sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi đặt pho tượng Phật Hoàng nặng 138 tấn mới khánh thành ngày 3/12/2013. Đi khoảng 300m nữa thì tới chùa Đồng.
Leo bậc thang

Cây trong sương mù

Bảng hướng dẫn

Lối lên

Rừng thông

Lối rừng trúc

Bậc thang cao
      Đoạn đường này xin lưu ý các bạn một chút: Đường lên chùa Đồng đoạn đường naỳ dốc đá rất cheo leo, nhưng nếu bạn đi con đường bên phải ( ngay sau tượng Phật Hoàng lên thì đi rất dễđi vì rất  thoải, bậc đá thấp. Tuy có dài hơn một chút nhưng rất dễ đi và an toàn đặc biệt đối với người lớn tuổi hoặc người ít leo trèo). Thắp hương xong bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình xuống núi, (nếu bạn muốn ghi công đức tại chùa Đồng thì có thể ra ngay nhà nhỏ phía  bên phải chùa (tính từ trên nhìn xuống). Bạn nhớ đi hướng tay phải xuống để qua chùa Vân Tiêu và tiếp tục hành trình xuống chân núi Yên Tử.
*Thời gian: Thông thường bạn phải mất từ 6 đến 8 giờ để hoàn thành cuộc hành trình vì còn phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian dừng thắp hương hoặc thời gian bạn đi (mùa lễ hội rất đông nên bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn)
B. Nếu đi cáp treo:
*Hành trình đi cáp treo như sau: Đến bãi đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan. Thắp hương xong bạn  không leo lên núi mà đi xuống theo con đường bên phải chùa ( Tính từ trên nhìn xuống) để đến ga 1Cáp treo. Nếu bạn vội không thể qua Chùa Giải Oan thì sau khi gửi xe bạn không đi thẳng mà rẽ trái luôn để vào nhà ga 1 Cáp treo. Lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn đi và phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, bạn lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống Ga 3 để cáp treo đưa bạn lên ga 4. Bạn đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông.Tiếp tục hành trình lên chùa Đồng và xuống núi. Như vậy đi bằng cáp treo bạn sẽ không vào được chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu.
*Thời gian: hành trình đi bằng cáp treo sẽ mất khoảng 4 giờ.
Cáp trong mây
Giá vé cáp treo Yên Tử
Nếu đi cáp treo bạn nên mua trọn 2 tuyến, đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200 m đường mòn. Cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua cáp treo giữa đường vì giá đắt.
Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
Tuyến 2 (Một Mái – An Kỳ Sinh): Một chiều 120.000 đồng/ người – Khứ hồi 200.000 đồng/ người
Cả 2 tuyến: Một chiều 120.000 đồng/ tuyến/ người – Khứ hồi: 280.000/ người
Lưu ý: Miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

IV. LỊCH TRÌNH TƯ VẤN KHÁM PHÁ YÊN TỬ TRONG NGÀY.
1. Khởi hành từ Hà Nội
Sáng sớm cũng bắt xe (90K) Đức Phúc, Phúc Xuyên, Việt Thanh... từ bến xe trung tâm hoặc Trạm thu phí sân bay Nội Bài đi Vịnh Hạ Long, nhưng đến thị xã Uông bí, gần ngã 3 nói nhà xe cho xuống ngã 3 đi YÊN TỬ. 
Bảng hướng dẫn

Ngã 3 đi vào Yên Tử
-Ngắm nghía chụp hình ở chùa lớn trước ngã 3...
Thuê xe ôm (50K) anh Dũng chạy tới chân núi Yên Tử...Có thể gửi đồ gần đó (20K).Nhớ mang theo đồ ăn.
Bãi đậu xe

Phòng bán vé cáp treo
-Treking khoảng 4-6 tiếng là đến đỉnh chùa đồng...
Không leo nổi thì đi Cáp 250K/khứ hồi 4 chặng thì phải...
- Chiều đi xuống khoảng 2 tiếng, gọi xe ôm chở ra ngã 4 Yên tử (50K) 14km.
Nếu đi về trong ngày thì đón xe về lại Hà Nội. Còn không tiếp tục:
- Đón tiếp xe bus 15K (Đức Phúc) đi Hòn Gai...đến chợ Hạ Long 2...Ăn uống ngủ nghỉ.
Vài dòng chia sẽ

***NOTE: Nếu có thêm thời gian thì nên kết hợp đi VỊNH HẠ LONG- MÓNG CÁI


(Cavicu TH)